Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
99444

Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chủ động triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ.

Ngày 07/10/2021 00:00:00

Ngày 06/10/2021, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 31/CĐ-UBND về việc chủ động triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ.

 bão ảnh.jpg
ảnh minh hỏa
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 06/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330 km về phía Đông Nam; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và có khả năng mạnh thêm.
Thực hiện Công điện số 1311/CĐ-TTg ngày 06/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và để chủ động ứng phó với ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão, mưa lũ lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các Sở, ngành cấp tỉnh và các đơn vị liên quan; Giám đốc Cảng vụ hàng hải Thanh Hóa, Giám đốc các Công ty Khai thác công trình thủy lợi, Công ty Điện lực Thanh Hóa khẩn trương triển khai thực hiện tốt các công việc sau:
UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo tổ chức kêu gọi, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm tàu cá, tàu vận tải, tàu công trình) thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; tạo điều kiện cho tàu cá và ngư dân các địa phương khác vào tránh trú; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại khu neo đậu; triển khai công tác đảm bảo an toàn về người và tài sản trên các lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản trên biển và ven biển. Huy động tối đa lực lượng, phương tiện khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa mùa còn lại.
Rà soát, chủ động triển khai phương án ứng phó với bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương, nhất là phương án di dời, sơ tán dân để đảm bảo an toàn, đồng thời phòng chống dịch Covid-19; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó với bão mạnh, lũ lớn, ngập lụt trên diện rộng khu vực thấp trũng, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi, nhất là tại các khu vực đã từng xảy ra ngập lụt, sạt lở đất những năm gần đây, sẵn sàng cho tình huống gây chia cắt, cô lập các khu vực.
Triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu; tổ chức vận hành phù hợp, bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập .
nguồn : cổng thông tin điên tử thanh hóa

Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chủ động triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ.

Đăng lúc: 07/10/2021 00:00:00 (GMT+7)

Ngày 06/10/2021, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện số 31/CĐ-UBND về việc chủ động triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ.

 bão ảnh.jpg
ảnh minh hỏa
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 06/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 14,8 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330 km về phía Đông Nam; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6, giật cấp 8. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và có khả năng mạnh thêm.
Thực hiện Công điện số 1311/CĐ-TTg ngày 06/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và để chủ động ứng phó với ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão, mưa lũ lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các Sở, ngành cấp tỉnh và các đơn vị liên quan; Giám đốc Cảng vụ hàng hải Thanh Hóa, Giám đốc các Công ty Khai thác công trình thủy lợi, Công ty Điện lực Thanh Hóa khẩn trương triển khai thực hiện tốt các công việc sau:
UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo tổ chức kêu gọi, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm tàu cá, tàu vận tải, tàu công trình) thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; tạo điều kiện cho tàu cá và ngư dân các địa phương khác vào tránh trú; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại khu neo đậu; triển khai công tác đảm bảo an toàn về người và tài sản trên các lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản trên biển và ven biển. Huy động tối đa lực lượng, phương tiện khẩn trương thu hoạch nhanh, gọn diện tích lúa mùa còn lại.
Rà soát, chủ động triển khai phương án ứng phó với bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương, nhất là phương án di dời, sơ tán dân để đảm bảo an toàn, đồng thời phòng chống dịch Covid-19; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ” để ứng phó với bão mạnh, lũ lớn, ngập lụt trên diện rộng khu vực thấp trũng, lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi, nhất là tại các khu vực đã từng xảy ra ngập lụt, sạt lở đất những năm gần đây, sẵn sàng cho tình huống gây chia cắt, cô lập các khu vực.
Triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu; tổ chức vận hành phù hợp, bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập .
nguồn : cổng thông tin điên tử thanh hóa