Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
99444

Đảng bộ xã Sơn Điện - huyện Quan Sơn: Lấy xây dựng Bản Ngàm thành bản kiểu mẫu làm khâu đột phá trong công tác giảm nghèo.

Ngày 28/12/2017 14:53:33

Với quan điểm nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân trên cơ sở tập trung xây dựng làng văn hóa, xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm… Đảng bộ xã Sơn Điện đã và đang từng bước làm tốt công tác giảm nghèo đưa xã nhà phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực.

 
 

Sơn Điện là mảnh đất nằm ở vị trí chiến lược miền của tây Thanh Hóa, có 1,8 Km đường biên với nước CHDCND Lào, diện tích đất tự nhiên là 9.437,04 ha, dân số 4.745 khẩu, có ba dân tộc anh em Thái, Mường, Kinh sống đan xen với nhau và được phân bố trên 11 thôn bản, dọc theo quốc lộ 217 và con sông Luồng, trong đó có 03 bản vùng sâu, vùng xa và 01 bản biên giới.  (Hiện nay trên địa bàn xã có 2/11 bản được công nhận đạt chuẩn xây dựng NTM, 8/11 bản được công nhận bản văn hóa, 3/5 nhà trường đạt trường chuẩn quốc gia, Sơn Điện là xã đạt chuẩn quốc gia về công tác y tế giai đoạn 2 (2011 – 2020).); thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước, đến nay đạt 17 triệu đồng/người/năm; xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 280 hộ chiếm tỷ lệ 30,01%; lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; chất lượng giáo dục, y tế ngày càng nâng cao. Quốc phòng an ninh, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được chú trọng, đến nay đảng bộ đã có 397 đảng viên sinh hoạt tại 16 chi bộ,  Tuy còn nhiều khó khăn song thời gian qua, Đảng bộ xã Sơn Điện huyện Quan Sơn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, đôn đốc cấp ủy, chi bộ đưa các nghị quyết, đặc biệt là nghị quyết số 07-NQ/HU của Ban Chấp hành Huyện ủy vào nội dung sinh hoạt định kỳ, trở thành việc làm thường xuyên của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách công việc của mình. Xác định chỉ có thay đổi tư duy, tập quán canh tác lạc hậu mới có thể giúp nhân dân giảm nghèo, phát triển kinh tế vì vậy, để cụ thể hóa Đảng bộ đã lấy xây dựng Bản Ngàm thành bản kiểu mẫu làm khâu đột phá. Nằm cách trung tâm huyện 24 km, bản Ngàm có diện tích 976,8 ha, có 73 hộ với 326 nhân khẩu. Khi mới bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, do chưa hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa nên bà con nhân dân trong bản chưa tích cực hưởng ứng, tham gia. Cấp ủy, Ban quản lý bản nhận thấy muốn thay đổi được nếp nghĩ của người dân, cùng với việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục thì cán bộ, đảng viên phải là lực lượng tiên phong, gương mẫu, đi đầu thực hiện trước, nhất là trong những việc như hiến đất làm đường, huy động đóng góp, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng tường rào, trồng cây xanh, vệ sinh môi trường, và các công trình phụ trợ, đi đầu trong phát triển kinh tế. Cách làm của bản Ngàm là "Xây dựng nông thôn gắn với xây dựng bản kiểu mẫu, không nóng vội, làm đến đâu hiệu quả đến đấy, tránh chạy theo thành tích sẽ gây lãng phí nguồn lực đầu tư". Để tạo chuyển biến rõ nét, bản đã chọn tiêu chí vệ sinh môi trường làm trước. Việc đầu tiên cần thực hiện là di rời chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ở gầm sàn ra xa khu vực nhà ở và sinh hoạt, thường xuyên tổ chức làm vệ sinh môi trường trong gia đình và khu vực xung quanh, chỉ đạo các đoàn thể nhận các đoạn đường tự quản để thực hiện, vận động nhân dân xây dựng các công trình phụ trợ. Đến nay, cơ bản nhân dân trong bản được sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% số hộ có thùng rác, bản có hố rác tập thể để xử lý các loại rác thải và hơn 90% hộ dân có nhà vệ sinh tự hoại đảm bảo. Bản Ngàm được đánh giá là bản đi đầu có sự chuyển biến tốt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông mới kiểu mẫu.

Một góc Bản Ngàm

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm", tranh thủ các chương trình dự án của Trung ương, của tỉnh, sự chung tay giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể trong huyện, tập trung phát huy nội lực, bản Ngàm đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động, huy động sự vào cuộc của trưởng bản, người có uy tín và các đoàn thể trong bản bằng nhiều hình thức tuyên truyền miệng lồng ghép vào các cuộc họp bản, họp chi đoàn, chi hội. Phát huy dân chủ "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ", làm cho nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới và chung sức, đồng lòng, làm cho đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên. Cùng với sự đóng góp ngày công, nhân dân trong bản đã bê tông hóa được 1.500m đường và 800m đường từ bản ra đến quốc lộ 217 tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, trao đổi hàng hóa của nhân dân, làm mới 140 m2 sân bóng chuyền và nhiều công trình khác với tổng chi phí trên 1 tỷ đồng, trồng đường hoa của hội phụ nữ bản với chiều dài 400m; cùng với sự đóng góp ngày công và vật liệu, nhân dân bản đang tích cực hoàn thành nhà văn hóa vào trước tết Nguyên Đán 2018 trị giá khoảng 3 tỷ đồng…

Múa sạp phục vụ khách du lịch 

Thấy được tiềm năng lợi thế phát triển du lịch bản Ngàm đến với du khách, Trung tâm cộng nghệ thông tin tỉnh đã tặng bản trang Website: http://banngam.thanhhoaict.com.vn để quảng bá du lịch của bản đến với du khách thập phương đây là một trong những bản nằm trong tuor du lịch Quan Sơn - Viêng Xay. Từ chủ trương đúng đắn, muốn xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thì phải bắt đầu từ người dân, mới từ trong nhà ra ngoài ngõ, rồi mới đến cộng đồng. Trong đó, phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, bản đã khuyến khích các hộ dân xây dựng các mô hình kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với khí hậu, thỗ nhưỡng, trình độ canh tác của người dân, nhất là phát triển thế mạnh của địa phương về cây vầu, luồng, nhiều hộ gia đình trong bản mạnh dạn xây dựng xưởng chế biến tăm, đũa, mành, nâng cao giá trị kinh tế, đồng thời tạo việc làm ổn định cho người dân trong bản, nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên 19.500.000 đồng, bản chỉ còn 2 hộ nghèo, chiếm 2,7%. Đối với một bản thuộc huyện 30a, tỷ lệ này thực sự là con số ấn tượng, đáng phấn khởi mà không nhiều thôn bản có thể có được. 
Mô hình thôn bản kiểu mẫu như bản Ngàm, xã Sơn Điện đã được huyện Quan Sơn chọn làm điểm để nhân rộng ra toàn huyện, tạo thành một phong trào có sức lan tỏa trong xây dựng thôn bản kiểu mẫu./.

                                                                    Nguyễn Hiền - BTGHU

Đảng bộ xã Sơn Điện - huyện Quan Sơn: Lấy xây dựng Bản Ngàm thành bản kiểu mẫu làm khâu đột phá trong công tác giảm nghèo.

Đăng lúc: 28/12/2017 14:53:33 (GMT+7)

Với quan điểm nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân trên cơ sở tập trung xây dựng làng văn hóa, xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm… Đảng bộ xã Sơn Điện đã và đang từng bước làm tốt công tác giảm nghèo đưa xã nhà phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực.

 
 

Sơn Điện là mảnh đất nằm ở vị trí chiến lược miền của tây Thanh Hóa, có 1,8 Km đường biên với nước CHDCND Lào, diện tích đất tự nhiên là 9.437,04 ha, dân số 4.745 khẩu, có ba dân tộc anh em Thái, Mường, Kinh sống đan xen với nhau và được phân bố trên 11 thôn bản, dọc theo quốc lộ 217 và con sông Luồng, trong đó có 03 bản vùng sâu, vùng xa và 01 bản biên giới.  (Hiện nay trên địa bàn xã có 2/11 bản được công nhận đạt chuẩn xây dựng NTM, 8/11 bản được công nhận bản văn hóa, 3/5 nhà trường đạt trường chuẩn quốc gia, Sơn Điện là xã đạt chuẩn quốc gia về công tác y tế giai đoạn 2 (2011 – 2020).); thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước, đến nay đạt 17 triệu đồng/người/năm; xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 280 hộ chiếm tỷ lệ 30,01%; lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; chất lượng giáo dục, y tế ngày càng nâng cao. Quốc phòng an ninh, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. 
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị luôn được chú trọng, đến nay đảng bộ đã có 397 đảng viên sinh hoạt tại 16 chi bộ,  Tuy còn nhiều khó khăn song thời gian qua, Đảng bộ xã Sơn Điện huyện Quan Sơn tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, đôn đốc cấp ủy, chi bộ đưa các nghị quyết, đặc biệt là nghị quyết số 07-NQ/HU của Ban Chấp hành Huyện ủy vào nội dung sinh hoạt định kỳ, trở thành việc làm thường xuyên của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách công việc của mình. Xác định chỉ có thay đổi tư duy, tập quán canh tác lạc hậu mới có thể giúp nhân dân giảm nghèo, phát triển kinh tế vì vậy, để cụ thể hóa Đảng bộ đã lấy xây dựng Bản Ngàm thành bản kiểu mẫu làm khâu đột phá. Nằm cách trung tâm huyện 24 km, bản Ngàm có diện tích 976,8 ha, có 73 hộ với 326 nhân khẩu. Khi mới bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, do chưa hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa nên bà con nhân dân trong bản chưa tích cực hưởng ứng, tham gia. Cấp ủy, Ban quản lý bản nhận thấy muốn thay đổi được nếp nghĩ của người dân, cùng với việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục thì cán bộ, đảng viên phải là lực lượng tiên phong, gương mẫu, đi đầu thực hiện trước, nhất là trong những việc như hiến đất làm đường, huy động đóng góp, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng tường rào, trồng cây xanh, vệ sinh môi trường, và các công trình phụ trợ, đi đầu trong phát triển kinh tế. Cách làm của bản Ngàm là "Xây dựng nông thôn gắn với xây dựng bản kiểu mẫu, không nóng vội, làm đến đâu hiệu quả đến đấy, tránh chạy theo thành tích sẽ gây lãng phí nguồn lực đầu tư". Để tạo chuyển biến rõ nét, bản đã chọn tiêu chí vệ sinh môi trường làm trước. Việc đầu tiên cần thực hiện là di rời chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ở gầm sàn ra xa khu vực nhà ở và sinh hoạt, thường xuyên tổ chức làm vệ sinh môi trường trong gia đình và khu vực xung quanh, chỉ đạo các đoàn thể nhận các đoạn đường tự quản để thực hiện, vận động nhân dân xây dựng các công trình phụ trợ. Đến nay, cơ bản nhân dân trong bản được sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% số hộ có thùng rác, bản có hố rác tập thể để xử lý các loại rác thải và hơn 90% hộ dân có nhà vệ sinh tự hoại đảm bảo. Bản Ngàm được đánh giá là bản đi đầu có sự chuyển biến tốt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông mới kiểu mẫu.

Một góc Bản Ngàm

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm", tranh thủ các chương trình dự án của Trung ương, của tỉnh, sự chung tay giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể trong huyện, tập trung phát huy nội lực, bản Ngàm đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động, huy động sự vào cuộc của trưởng bản, người có uy tín và các đoàn thể trong bản bằng nhiều hình thức tuyên truyền miệng lồng ghép vào các cuộc họp bản, họp chi đoàn, chi hội. Phát huy dân chủ "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ", làm cho nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới và chung sức, đồng lòng, làm cho đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên. Cùng với sự đóng góp ngày công, nhân dân trong bản đã bê tông hóa được 1.500m đường và 800m đường từ bản ra đến quốc lộ 217 tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu, trao đổi hàng hóa của nhân dân, làm mới 140 m2 sân bóng chuyền và nhiều công trình khác với tổng chi phí trên 1 tỷ đồng, trồng đường hoa của hội phụ nữ bản với chiều dài 400m; cùng với sự đóng góp ngày công và vật liệu, nhân dân bản đang tích cực hoàn thành nhà văn hóa vào trước tết Nguyên Đán 2018 trị giá khoảng 3 tỷ đồng…

Múa sạp phục vụ khách du lịch 

Thấy được tiềm năng lợi thế phát triển du lịch bản Ngàm đến với du khách, Trung tâm cộng nghệ thông tin tỉnh đã tặng bản trang Website: http://banngam.thanhhoaict.com.vn để quảng bá du lịch của bản đến với du khách thập phương đây là một trong những bản nằm trong tuor du lịch Quan Sơn - Viêng Xay. Từ chủ trương đúng đắn, muốn xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới thì phải bắt đầu từ người dân, mới từ trong nhà ra ngoài ngõ, rồi mới đến cộng đồng. Trong đó, phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, bản đã khuyến khích các hộ dân xây dựng các mô hình kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với khí hậu, thỗ nhưỡng, trình độ canh tác của người dân, nhất là phát triển thế mạnh của địa phương về cây vầu, luồng, nhiều hộ gia đình trong bản mạnh dạn xây dựng xưởng chế biến tăm, đũa, mành, nâng cao giá trị kinh tế, đồng thời tạo việc làm ổn định cho người dân trong bản, nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên 19.500.000 đồng, bản chỉ còn 2 hộ nghèo, chiếm 2,7%. Đối với một bản thuộc huyện 30a, tỷ lệ này thực sự là con số ấn tượng, đáng phấn khởi mà không nhiều thôn bản có thể có được. 
Mô hình thôn bản kiểu mẫu như bản Ngàm, xã Sơn Điện đã được huyện Quan Sơn chọn làm điểm để nhân rộng ra toàn huyện, tạo thành một phong trào có sức lan tỏa trong xây dựng thôn bản kiểu mẫu./.

                                                                    Nguyễn Hiền - BTGHU