Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
99444

Tổ Tiết kiệm và vay vốn được ví như “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để đưa nguồn vốn tín dụng đến với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống. Do đó, thời gian qua, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Quan Sơn đã tập trung củng cố nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Qua đó, chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn được nâng lên. Điển hình là Tổ Tiết kiệm và vay vốn của Chi hội Phụ nữ bản Na Hồ, xã Sơn Điện do bà Lê Thị Huế làm Tổ trưởng.

Tổ Tiết kiệm và vay vốn bản Na Hồ đã và đang triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi của NHCSXH huyện Quan Sơn, giúp nhiều hộ gia đình nghèo, cận nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn về tài chính có vốn đầu tư phát triển kinh tế và cho con đi học. Cùng với việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn, tổ chức sinh hoạt đều đặn, có chất lượng các nội dung yêu cầu đã ký trong hợp đồng ủy nhiệm, triển khai kịp thời những chủ trương, đường lối, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội tới nhân dân. Ban Quản lý Tổ đã thường xuyên nắm bắt tình hình, điều kiện, hoàn cảnh của từng hộ trong bản để khi có nguồn vốn tiến hành họp bình xét cho vay. Quá trình họp bình xét cho vay dưới sự giám sát, chứng kiến của Trưởng bản và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, phải đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng, không cảm tình, cảm tính cá nhân mà bình xét cho vay…, Đồng thời phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân nhanh chóng, kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng các chương trình tín dụng chính sách. Bên cạnh đó, thông qua các buổi sinh hoạt tổ, hoặc các buổi họp bình xét vay vốn kịp thời biểu dương những hộ điển hình làm kinh tế giỏi, những mô hình làm ăn hiệu quả, từ đó hướng dẫn hộ vay kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi trồng, kinh doanh để hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả nhất.

z4024309492336_ed6a7a204f848cf6f481a185e2b38cb0.jpg
Một buổi sinh hoạt tổ 

Hiện nay, Tổ Tiết kiệm và vay vốn Chi hội Phụ nữ bản Na Hồ có 41 thành viên được vay vốn với số dư nợ 2.235.000 tỷ đồng của các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên, nước sạch và vệ sinh môi trường. Trong suốt quá trình hoạt động Tổ không để nợ quá hạn và lãi tồn đọng phát sinh. Các thành viên trong tổ đều ý thức rất tốt về mục đích, ý nghĩa của việc gửi tiền hàng tháng để tạo lập nguồn vốn tự có, tích luỹ trả nợ dần, đến nay số dư tiền gửi của Tổ là 181.865.122 triệu đồng, bình quân mỗi thành viên đạt trên 4,41 triệu đồng.
                                                                Tin bài: Đào Lương