Xã Sơn Điện (Thanh Hóa): Cần lắm một cây cầu dân sinh!
Mùa mưa bão đang đến gần, ước mơ về một cây cầu treo dân sinh chưa biết đến khi nào mới trở thành hiện thực, người dân ở các bản Sủa, Na Phường, Na Hồ vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với những nguy hiểm, nguy cơ tai nạn khi đi qua sông Luồng trên cây cầu tạm bợ.
Đã hàng chục năm nay, gần 1.000 người dân ở các bản Sủa, Na Phường và Na Hồ xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn ngày ngày phải đánh cược sinh mạng của mình qua chiếc cầu tạm không an toàn và tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn.
Hình ảnh cây cầu tạm bợ trước và sau khi bị hư hỏng khi mùa bão lũ về
Chiếc cầu bắc qua sông Luồng nối bản Na Hồ và các bản Sủa và Na Phường, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn được xem là nút giao thông quan trọng của nhân dân địa phương. Cây cầu đơn sơ đã hình thành và tồn tại hàng chục năm qua, tuy nhiên chiếc cầu này từ trước tới nay được người dân tự làm: từ khâu đắp kè bằng đất đá ở hai bên bờ, dựng trụ cầu từ các cây gỗ, làm mặt cầu, lan can cầu bằng luồng, được buộc và gia cố bằng dây thép tạm bợ, không an toàn. Việc đi lại qua cây cầu này là nhu cầu cấp thiết của hơn 700 nhân khẩu ở hai bản Sủa và Na Phường, cũng như 230 nhân khẩu ở bản Na Hồ và người dân ở các bản khác, xã khác.
Ông Lục Hải Vân, Chủ tịch UBND xã Sơn Điện cho biết: “2 bản Sủa và Na Phường với trên 700 nhân khẩu là những bản nằm trong khu vực đặc biệt khó khăn nhất của xã với đại đa số là các hộ nghèo, đời sống rất khó khăn. Chiếc cầu tạm qua sông Luồng nối 2 bản trên với bản Na Hồ (có tuyến quốc lộ 217 chạy qua) có ý nghĩa vô cùng quan trọng với bà con nhân dân. Tại các kỳ họp, chính quyền và bà con nhân dân đã kiến nghị lên huyện, tỉnh và ngành giao thông xin hỗ trợ xây dựng một cây cầu treo mới, bảo đảm thuận lợi, an toàn cho bà con nhân dân, song đến nay những đề nghị, mong mỏi đó vẫn chưa nhận được sự quan tâm nào. Mỗi lần cầu bị hỏng, người dân đều phải tự làm lại, xã không có kinh phí để hỗ trợ, chưa nói gì đến việc xây một cây cầu mới kiên cố, an toàn”.
Theo thống kê của UBND xã Sơn Điện, bình quân mỗi ngày, có trên 300 lượt người và phương tiện đi qua cây cầu này (chủ yếu là người đi bộ, xe đạp, xe máy). Tại 3 bản trên còn có hai điểm lẻ của Trường tiểu học xã Sơn Điện với trên 70 em học sinh, trong đó điểm lẻ dành cho học sinh lớp 4 và 5 tại bản Na Hồ và các lớp 1,2,3 tại bản Na Phường. Các em học sinh buộc phải qua sông Luồng trên cây cầu tạm bợ này để đi học. Ngoài ra, do nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt và giao thương của nhân dân hiện nay, chiếc cầu này ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với bà con các dân tộc ở 3 bản nói trên.
Do không được đầu tư xây dựng, cây cầu tạm bợ chỉ cần nước trên sông Luồng lên cao, chảy xiết là bị cuốn trôi. Theo phản ánh của người dân, bình quân cứ 1 năm phải làm lại cầu ít nhất 2 lần, thậm chí có năm người dân địa phương đã phải làm lại đến 4 lần. Riêng năm 2016, người dân phải làm lại cầu 3 lần. Mới đây nhất, ngày 29/5/2017, chiếc cầu này tiếp tục bị đổ sập khiến giao thông bị đình trệ.
Ông Phạm Văn Thược, người dân địa phương cho biết: “Những lúc có người phải đi cấp cứu, chị em phụ nữ sinh nở mà cầu hỏng, nước lũ lớn, bản bị cô lập hoàn toàn, không qua sông được thì không biết phải làm thế nào nữa. Chưa hết, những tai nạn vẫn luôn rình rập và xảy ra trên cây cầu tạm bợ, thiếu an toàn này. Năm 1998, đã có 1 vụ tai nạn do xe máy rơi xuống sông khiến 1 người thiệt mạng. Hàng năm, có hàng chục trường hợp xe máy, xe đạp bị rơi xuống sông dù gần đây chưa có trường hợp nào tử vong”.
Cầu hỏng, bị cuốn trôi, nhất là vào mùa mưa lũ đồng nghĩa với việc hai bản Sủa và Na Phường bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có thời điểm mưa lũ kéo dài, người dân phải chờ tới khi nước rút mới tiến hành tự đắp đập, be bờ, làm lại cây cầu để đi lại qua sông. Ước mơ về một cây cầu treo dân sinh chưa biết đến khi nào mới trở thành hiện thực. Mùa mưa bão đang đến gần, người dân ở các bản Sủa, Na Phường, Na Hồ vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với những nguy hiểm, nguy cơ tai nạn khi đi qua sông Luồng trên cây cầu tạm bợ này. Đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn ngày ngày mong ước có một cây cầu treo kiên cố được xây dựng không chỉ để việc đi lại được an toàn, thuận lợi, không còn cảnh bị cô lập, mà còn là điều kiện để các bản vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới.
TƯỜNG LÂM - MẠNH CƯỜNG
Tin cùng chuyên mục
-
Xã Sơn Điện: Sôi nổi các hoạt động thể thao chào mừng Quốc khánh 2-9
04/09/2024 00:00:00 -
Hiệu quả hoạt động điểm giao dịch xã của Ngân hàng Chính sách xã hội.
10/07/2024 14:25:25 -
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN XÉT TẶNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA, THÔN BẢN, TỔ DÂN PHỐ VĂN HÓA, "XÃ PHƯỜNG , THỊ TRẤN TIÊU BIỂU" NGHỊ ĐỊNH SỐ 86/2023/NĐ-CP
16/05/2024 15:30:15 -
NHIỀU HOẠT ĐỘNG THIẾT THỰC CHÀO MỪNG 78 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 2/9
30/08/2023 09:06:26
Xã Sơn Điện (Thanh Hóa): Cần lắm một cây cầu dân sinh!
Mùa mưa bão đang đến gần, ước mơ về một cây cầu treo dân sinh chưa biết đến khi nào mới trở thành hiện thực, người dân ở các bản Sủa, Na Phường, Na Hồ vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với những nguy hiểm, nguy cơ tai nạn khi đi qua sông Luồng trên cây cầu tạm bợ.
Đã hàng chục năm nay, gần 1.000 người dân ở các bản Sủa, Na Phường và Na Hồ xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn ngày ngày phải đánh cược sinh mạng của mình qua chiếc cầu tạm không an toàn và tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn.
Hình ảnh cây cầu tạm bợ trước và sau khi bị hư hỏng khi mùa bão lũ về
Chiếc cầu bắc qua sông Luồng nối bản Na Hồ và các bản Sủa và Na Phường, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn được xem là nút giao thông quan trọng của nhân dân địa phương. Cây cầu đơn sơ đã hình thành và tồn tại hàng chục năm qua, tuy nhiên chiếc cầu này từ trước tới nay được người dân tự làm: từ khâu đắp kè bằng đất đá ở hai bên bờ, dựng trụ cầu từ các cây gỗ, làm mặt cầu, lan can cầu bằng luồng, được buộc và gia cố bằng dây thép tạm bợ, không an toàn. Việc đi lại qua cây cầu này là nhu cầu cấp thiết của hơn 700 nhân khẩu ở hai bản Sủa và Na Phường, cũng như 230 nhân khẩu ở bản Na Hồ và người dân ở các bản khác, xã khác.
Ông Lục Hải Vân, Chủ tịch UBND xã Sơn Điện cho biết: “2 bản Sủa và Na Phường với trên 700 nhân khẩu là những bản nằm trong khu vực đặc biệt khó khăn nhất của xã với đại đa số là các hộ nghèo, đời sống rất khó khăn. Chiếc cầu tạm qua sông Luồng nối 2 bản trên với bản Na Hồ (có tuyến quốc lộ 217 chạy qua) có ý nghĩa vô cùng quan trọng với bà con nhân dân. Tại các kỳ họp, chính quyền và bà con nhân dân đã kiến nghị lên huyện, tỉnh và ngành giao thông xin hỗ trợ xây dựng một cây cầu treo mới, bảo đảm thuận lợi, an toàn cho bà con nhân dân, song đến nay những đề nghị, mong mỏi đó vẫn chưa nhận được sự quan tâm nào. Mỗi lần cầu bị hỏng, người dân đều phải tự làm lại, xã không có kinh phí để hỗ trợ, chưa nói gì đến việc xây một cây cầu mới kiên cố, an toàn”.
Theo thống kê của UBND xã Sơn Điện, bình quân mỗi ngày, có trên 300 lượt người và phương tiện đi qua cây cầu này (chủ yếu là người đi bộ, xe đạp, xe máy). Tại 3 bản trên còn có hai điểm lẻ của Trường tiểu học xã Sơn Điện với trên 70 em học sinh, trong đó điểm lẻ dành cho học sinh lớp 4 và 5 tại bản Na Hồ và các lớp 1,2,3 tại bản Na Phường. Các em học sinh buộc phải qua sông Luồng trên cây cầu tạm bợ này để đi học. Ngoài ra, do nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt và giao thương của nhân dân hiện nay, chiếc cầu này ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với bà con các dân tộc ở 3 bản nói trên.
Do không được đầu tư xây dựng, cây cầu tạm bợ chỉ cần nước trên sông Luồng lên cao, chảy xiết là bị cuốn trôi. Theo phản ánh của người dân, bình quân cứ 1 năm phải làm lại cầu ít nhất 2 lần, thậm chí có năm người dân địa phương đã phải làm lại đến 4 lần. Riêng năm 2016, người dân phải làm lại cầu 3 lần. Mới đây nhất, ngày 29/5/2017, chiếc cầu này tiếp tục bị đổ sập khiến giao thông bị đình trệ.
Ông Phạm Văn Thược, người dân địa phương cho biết: “Những lúc có người phải đi cấp cứu, chị em phụ nữ sinh nở mà cầu hỏng, nước lũ lớn, bản bị cô lập hoàn toàn, không qua sông được thì không biết phải làm thế nào nữa. Chưa hết, những tai nạn vẫn luôn rình rập và xảy ra trên cây cầu tạm bợ, thiếu an toàn này. Năm 1998, đã có 1 vụ tai nạn do xe máy rơi xuống sông khiến 1 người thiệt mạng. Hàng năm, có hàng chục trường hợp xe máy, xe đạp bị rơi xuống sông dù gần đây chưa có trường hợp nào tử vong”.
Cầu hỏng, bị cuốn trôi, nhất là vào mùa mưa lũ đồng nghĩa với việc hai bản Sủa và Na Phường bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có thời điểm mưa lũ kéo dài, người dân phải chờ tới khi nước rút mới tiến hành tự đắp đập, be bờ, làm lại cây cầu để đi lại qua sông. Ước mơ về một cây cầu treo dân sinh chưa biết đến khi nào mới trở thành hiện thực. Mùa mưa bão đang đến gần, người dân ở các bản Sủa, Na Phường, Na Hồ vẫn đang phải tiếp tục đối mặt với những nguy hiểm, nguy cơ tai nạn khi đi qua sông Luồng trên cây cầu tạm bợ này. Đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn ngày ngày mong ước có một cây cầu treo kiên cố được xây dựng không chỉ để việc đi lại được an toàn, thuận lợi, không còn cảnh bị cô lập, mà còn là điều kiện để các bản vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới.
TƯỜNG LÂM - MẠNH CƯỜNG