Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
99444

Bản Ngàm, xã Sơn Điện trên con đường phát triển

Ngày 03/01/2018 13:26:13

Bản Ngàm Sơn Điện nằm dọc theo sông Luồng, cách trung tâm huyện hơn 20km về hướng Tây Nam, bản Ngàm hình thành từ lâu đời, đường giao thông thuận lợi, có diện tích đất tự nhiện 984,4 ha, với tổng số hộ là: 73 hộ; nhân khẩu 358 khẩu, trong đó: hộ khá, giàu là 71 hộ chiếm 97,3%; số hộ nghèo 2 hộ chiếm 2,7%, bản được phân bổ thành 2 khu dân cư đó là: khu Piềng Vứng và khu Co Nao. Toàn bản có 2 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là dân tộc Thái chiếm 83,6% và dân tộc Mường chiếm 16,4%, có 5 dòng họ chính: họ Lò, Lương, Vi, Ngân, Phạm. Cơ cấu kinh tế chủ yêu là nông – lâm nghiệp và dịch vụ thương mại.

 
 

Đội văn nghệ Bản Ngàm thường xuyên luyện tập biểu diễn tiết mục múa phục vụ du khách

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đặc biệt là các nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Đảng bộ huyện như: Nghị quyết số 04 ngày 29/7/2016 về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Quan Sơn đến năm 2020 theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng”; Nghị quyết số 05 ngày 29/7/2016 về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Quan Sơn, giai đoạn 2016-2020”; Nghị quyết số 07 ngày 04/4/2017 về “Tăng cường công tác tư tưởng nhanh chóng thay đổi tập quán canh tác thói quen lạc hậu trong nhân dân, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội sớm đưa Quan Sơn trở thành huyện khá” và Chương trình hành động số 19 ngày 29/7/2016 về “Thực hiện xây dựng nông thôn mới huyện Quan Sơn, giai đoạn 2016-2020”. Cán bộ và nhân dân bản Ngàm đã cụ thể hóa vào Nghị quyết của Chi bộ bằng các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể, và chọn hướng đi để phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, bản Ngàm có  tỷ lệ hộ khá đạt trên 90%, còn hai hộ nghèo thuộc diện hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Bản đăng ký xây dựng bản văn hóa năm 1998, được công nhận danh hiệu bản văn hóa cấp tỉnh năm 2001. Đến năm 2013, cán bộ và nhân dân trong bản tiếp tục đăng ký xây dựng bản đạt chuẩn nông thôn mới và được công nhận năm 2015. Năm 2016 là bản duy nhất trong toàn huyện được tỉnh công nhận đạt bản kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước giai đoạn 2014 - 2020.

Đường làng bản Ngàm, xã Sơn Điện

Đến với bản Ngàm hôm nay, chúng ta cảm nhận được sự thay đổi từng ngày, cơ sở vật chất được dầu tư xây dựng, các thiết chế văn hoá, đường làng, ngõ xóm rực rỡ đủ sắc màu bởi những loài hoa được trồng thay cho cỏ dại hai bên đường,  cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Các hoạt động VHVN-TDTT duy trì hoạt động thường xuyên và tổ chức giao lưu với các đơn vị bạn vào các dịp ngày lễ, ngày tết, ngày truyền thống của bản. Môi trường sinh thái được bảo vệ và quy định đánh bắt cá bằng chài lưới, không đánh mìn, dí điện, vì vậy đoạn sông đi qua bản Ngàm rất nhiều các loài cá, tôm. Nghề truyền thống được khôi phục, bảo tồn và duy trì, cơ sở vật chất nhà ở, số hộ gia đình có công trình vệ sinh khép kín đạt chuẩn là 98%. An ninh trật tự xã hội nhiều năm luôn được giữ vững, trong bản không có người mắc tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật. Con người của bản Ngàm chịu thương, chịu khó và giàu lòng mến khách, luôn đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm ngày càng gắn bó và thắt chặt.
Trong năm 2018, bản Ngàm đăng ký phát triển du lịch cộng đồng cùng kết nối với tour du lịch Quan Sơn- Viêng Xay, dự kiến công bố vào đầu năm 2018, đây là một tín hiệu cho thấy, bản Ngàm đang trên đường phát triển, làm thay đổi diện mạo nông thôn mới ở vùng miền núi cao biên giới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lấy du lịch cộng đồng làm kinh tế mũi nhọn, thực hiện thắng lợi mục tiêu các Nghị quyết của Ban chấp hành Huyện ủy đề ra, tạo điểm nhấn kết nối với các điểm du lịch cộng đồng trong tỉnh và các địa phương khác trong cả nước./.

                                        Bài: Hà Thị Mai - Trưởng phòng VH&TT

Bản Ngàm, xã Sơn Điện trên con đường phát triển

Đăng lúc: 03/01/2018 13:26:13 (GMT+7)

Bản Ngàm Sơn Điện nằm dọc theo sông Luồng, cách trung tâm huyện hơn 20km về hướng Tây Nam, bản Ngàm hình thành từ lâu đời, đường giao thông thuận lợi, có diện tích đất tự nhiện 984,4 ha, với tổng số hộ là: 73 hộ; nhân khẩu 358 khẩu, trong đó: hộ khá, giàu là 71 hộ chiếm 97,3%; số hộ nghèo 2 hộ chiếm 2,7%, bản được phân bổ thành 2 khu dân cư đó là: khu Piềng Vứng và khu Co Nao. Toàn bản có 2 dân tộc anh em cùng sinh sống đó là dân tộc Thái chiếm 83,6% và dân tộc Mường chiếm 16,4%, có 5 dòng họ chính: họ Lò, Lương, Vi, Ngân, Phạm. Cơ cấu kinh tế chủ yêu là nông – lâm nghiệp và dịch vụ thương mại.

 
 

Đội văn nghệ Bản Ngàm thường xuyên luyện tập biểu diễn tiết mục múa phục vụ du khách

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 - 2020, đặc biệt là các nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Đảng bộ huyện như: Nghị quyết số 04 ngày 29/7/2016 về “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Quan Sơn đến năm 2020 theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung nâng cao năng suất, chất lượng”; Nghị quyết số 05 ngày 29/7/2016 về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Quan Sơn, giai đoạn 2016-2020”; Nghị quyết số 07 ngày 04/4/2017 về “Tăng cường công tác tư tưởng nhanh chóng thay đổi tập quán canh tác thói quen lạc hậu trong nhân dân, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội sớm đưa Quan Sơn trở thành huyện khá” và Chương trình hành động số 19 ngày 29/7/2016 về “Thực hiện xây dựng nông thôn mới huyện Quan Sơn, giai đoạn 2016-2020”. Cán bộ và nhân dân bản Ngàm đã cụ thể hóa vào Nghị quyết của Chi bộ bằng các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể, và chọn hướng đi để phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, bản Ngàm có  tỷ lệ hộ khá đạt trên 90%, còn hai hộ nghèo thuộc diện hưởng chính sách bảo trợ xã hội. Bản đăng ký xây dựng bản văn hóa năm 1998, được công nhận danh hiệu bản văn hóa cấp tỉnh năm 2001. Đến năm 2013, cán bộ và nhân dân trong bản tiếp tục đăng ký xây dựng bản đạt chuẩn nông thôn mới và được công nhận năm 2015. Năm 2016 là bản duy nhất trong toàn huyện được tỉnh công nhận đạt bản kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước giai đoạn 2014 - 2020.

Đường làng bản Ngàm, xã Sơn Điện

Đến với bản Ngàm hôm nay, chúng ta cảm nhận được sự thay đổi từng ngày, cơ sở vật chất được dầu tư xây dựng, các thiết chế văn hoá, đường làng, ngõ xóm rực rỡ đủ sắc màu bởi những loài hoa được trồng thay cho cỏ dại hai bên đường,  cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Các hoạt động VHVN-TDTT duy trì hoạt động thường xuyên và tổ chức giao lưu với các đơn vị bạn vào các dịp ngày lễ, ngày tết, ngày truyền thống của bản. Môi trường sinh thái được bảo vệ và quy định đánh bắt cá bằng chài lưới, không đánh mìn, dí điện, vì vậy đoạn sông đi qua bản Ngàm rất nhiều các loài cá, tôm. Nghề truyền thống được khôi phục, bảo tồn và duy trì, cơ sở vật chất nhà ở, số hộ gia đình có công trình vệ sinh khép kín đạt chuẩn là 98%. An ninh trật tự xã hội nhiều năm luôn được giữ vững, trong bản không có người mắc tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật. Con người của bản Ngàm chịu thương, chịu khó và giàu lòng mến khách, luôn đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, tình làng nghĩa xóm ngày càng gắn bó và thắt chặt.
Trong năm 2018, bản Ngàm đăng ký phát triển du lịch cộng đồng cùng kết nối với tour du lịch Quan Sơn- Viêng Xay, dự kiến công bố vào đầu năm 2018, đây là một tín hiệu cho thấy, bản Ngàm đang trên đường phát triển, làm thay đổi diện mạo nông thôn mới ở vùng miền núi cao biên giới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lấy du lịch cộng đồng làm kinh tế mũi nhọn, thực hiện thắng lợi mục tiêu các Nghị quyết của Ban chấp hành Huyện ủy đề ra, tạo điểm nhấn kết nối với các điểm du lịch cộng đồng trong tỉnh và các địa phương khác trong cả nước./.

                                        Bài: Hà Thị Mai - Trưởng phòng VH&TT